Trong những năm gần đây, cùng với sự bộc phát của các dịch hại quan trọng, một số bệnh hại thứ yếu đã trở thành quan trọng. Nấm Curvularia sp. là một trong những tác nhân gây lem lép hạt trên lúa và bệnh vết nâu trên tán lá lúa. Hiện nay, diện tích trồng lúa theo xu hướng nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng nhằm hạn chế ảnh hưởng của nông dược đến con người cũng như môi trường. Kích thích tính kháng bệnh cây trồng là một phương pháp quản lý dịch hại theo hướng an toàn và đã đạt được những kết quả nhất định. Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả giảm bệnh và khảo sát cơ chế kích thích tính kháng bệnh vết nâu trên cây lúa sau khi xử lý với acid salicylic 1 mM hoặc dịch trích cỏ cứt heo 4%. Kết quả cho thấy sau khi xử lý, hiệu quả giảm bệnh vết nâu đạt khoảng 28,62-31,92%. Ngoài ra, salicylic acid 1 mM và dịch trích cỏ cứt heo 4% giúp hình thành polyphenol nhiều hơn tại các vị trí bào tử Curvularia xâm nhiễm trên lá lúa ở các thời điểm 6, 24 và 48 giờ sau khi lây nhiễm, so với nghiệm thức đối chứng phun nước cất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên