Việt Nam đang ngày càng chú trọng việc sử dụng xe điện thay thế các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Khi số lượng xe điện ở bất kỳ nơi nào tăng lên thì kéo theo nhu cầu sạc cũng sẽ ngày một tăng lên; tuy nhiên, cơ sở hạ tầng để sạc các xe điện hiện tại chưa được phát triển, đặc biệt là các trạm sạc cho xe điện ở các điểm đến du lịch. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phát triển mô hình tối ưu theo bài toán quy hoạch nguyên hỗn hợp, trong đó hàm mục tiêu là để tối đa bao phủ các xe điện với ràng buộc ngân sách. Một nghiên cứu trường hợp với dữ liệu thực tế du lịch ở Đà Nẵng được thực hiện để chứng minh khả năng ứng dụng của mô hình. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích độ nhạy để tìm kiếm các yếu tố có tác động mạnh đến số lượng và vị trí các trạm sạc, kết quả phân tích chỉ ra rằng khoảng cách tối đa di chuyển của xe điện và ngân sách đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả các trạm sạc cũng như tỷ lệ bao phủ. Ngoài ra, chi phí sạc xe điện của người sử dụng được so với chi phí đi lại bởi phương tiện thông thường tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Tạp chí: Đầu tư phát triển thị trường nông sản và Du lịch nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tổ chức tại Khoa kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ vào ngày 28 tháng 09 năm 2022
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên