Mô hình khí sinh học (túi biogas) đã và đang được áp dụng rộng rải ở các hộ chăn nuôi heo trong vùng ĐBSCL đã góp phần cải thiện thu nhập và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nước sau biogas vẫn còn hàm lượng đạm và lân vượt quy chuẩn xả thải ra thủy vực tiếp nhận, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Do vậy nghiên cứu sử dụng nước sau biogas nuôi cá sặc rằn trong mương vườn dừa đã được thực hiện là thực sự cần thiết. Đề tài đã được triển khai tại huyện Mỏ cày Nam và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre với hộ chăn nuôi có quy mô từ 15-60 con. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng nước sau biogas nuôi cá sặc rằn không bổ sung thức ăn công nghiệp, cá vẫn sinh trưởng và phát triển với trọng lượng tương đương với cá nuôi với thức ăn công nghiệp. Các chỉ tiêu trong nước ao nuôi cá như pH, COD, TSS và TKN đạt Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về nước thải chăn nuôi (QCVN 62-MT: 2016/BTNMT). Mương vườn nơi cung cấp nước cho ao nuôi cá có các chỉ tiêu như pH, COD, TSS và TKN đạt QCVN 62-MT: 2016/BTNMT. Nhân rộng mô hình biogas – cá sặc rằn cho hộ chăn nuôi có sẳn mương vườn với diện tích mặt nước dao động từ 100-500 m2 để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Cần nghiên cứu sử dụng nước thải biogas để nuôi cá với diện tích mương vườn nhỏ hơn 100m2, đây là diên tích phổ biến trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ cày Nam nói riêng và Tỉnh Bến Tre nói chung.
Tạp chí: HIỆP HỘI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM: TÁI CẤU TRỤC HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA VIẾT NAM CHO CÁC THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỸ XXI
Tạp chí: Hội thảo quốc tế "Phát triển bền vững nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch địa phương trong bối cảnh hội nhập và thúc đẩy khởi nghiệp", Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Đà Lạt, 08/2019
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên