Đề tài được thực hiện nhằm xác định sự thay đổi các tính chất đất có tác động đến môi trường trong vùng trồng Keo lai. Thí nghiệm bố trí trên 2 khu vực (rừng Keo lai và rừng Tràm), mỗi khu vực chọn hai nhóm đất (phèn nông và phèn sâu), mỗi nhóm đất chọn 2 mức độ diện tích (10 ha), mỗi mức độ diện tích khảo sát và thu mẫu đất trên 3 cấp tuổi. Kết quả phân tích một số tính chất đất cho thấy: đối với vùng trồng Keo lai hàm lượng chất hữu cơ, TPA, Al trao đổi và tỷ trọng đất ở nhóm đất phèn nông cao hơn so với nhóm đất phèn sâu. Tuy nhiên, chỉ số pH có biến động ngược lại. Ngoài ra, hàm lượng Fe2O3, EC, TAA và dung trọng đất qua các khu vực có biến động không khác biệt nhau. Đối với vùng trồng Tràm: hàm lượng chất hữu cơ, Fe2O3, TAA, TPA, EC ở nhóm đất phèn nông có xu hướng cao hơn so với nhóm đất phèn sâu. Trong khi đó, hàm lượng Al trao đổi, chỉ số pH, dung trọng đất thì ở nhóm đất phèn nông thấp hơn so với nhóm đất phèn sâu. Khi so sánh giữa vùng trồng Keo lai và vùng trồng Tràm cho thấy dung trọng, tỷ trọng, Fe2O3 và TAA ở vùng trồng Keo lai cao hơn so với vùng trồng Tràm. Tuy nhiên, Al trao đổi, EC, chất hữu cơ và TPA trong đất ở vùng trồng Keo lai thấp hơn so với vùng trồng Tràm. Bên cạnh đó, pH ở cả 2 vùng đều có chỉ số thấp.
Tạp chí: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 15 năm thành lập viện nghiên cứu Sư phạm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tạp chí: Hội nghị khoa học công nghệ lần 3 - Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng đến tăng trưởng xanh. Trường Đại học Tài Nguyên môi Trường thành phố Hồ Chí Minh 18/11/2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên