Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích và xác định hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác từ đó đề xuất cơ cấu canh tác cây trồng phù hợp tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đề tài đã áp dụng các phương pháp : Theo dõi và đánh giá mô hình thực tế, phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế và phương pháp phân tích SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận mang lại từ mô hình cây ăn trái cao hơn mô hình chuyên màu và tháp nhất là mô hình lúa. Đối với các mô hình cây ăn trái, lợi nhuận cao nhất là Măng cụt, kế đến là Cam, Vú sữa, Xoài và thấp nhất là Sầu riêng; Đối với các mô hình chuyên màu, nhuận cao nhất là Dưa lê, Nấm rơm, Dưa hấu, Bắp và thấp nhất là mô hình Bí; mô hình Lúa 3 vụ có lợi nhuận cao hơn Lúa 2 vụ. B/C của mô hình cây ăn trái cao nhất là Măng cụt, kế đến là Xoài, Vú sữa và thấp nhất là Sầu riêng; đối với các mô hình chuyên màu cao nhất là Dưa lê, kế đến là Bắp, Nấm rơm, Dưa hấu và thấp nhất là mô hình Bí. B/C của mô hình Lúa 3 vụ vẫn cao hơn Lúa 2 vụ. Bên cạnh đó đề tài đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho các mô hình và phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ.
Tạp chí: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 15 năm thành lập viện nghiên cứu Sư phạm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tạp chí: Hội nghị khoa học công nghệ lần 3 - Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng đến tăng trưởng xanh. Trường Đại học Tài Nguyên môi Trường thành phố Hồ Chí Minh 18/11/2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên