Vùng ven biển ĐBSCL là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay đang chịu thách thức bởi sự xâm nhập mặn và ngập lụt, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân. Để đánh giá được tiềm năng sản xuất nông nghiệp cho vùng ven biển ĐBSCL, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu và đánh giá đất đai (FAO 1976, 2007) kết hợp giữa định tính và định lượng. Kết quả đã đánh giá được mức độ thích nghi của từng vùng đối với 10 kiểu sử dụng đất nông nghiệp chính dựa trên các yếu tố tự nhiên về độ mặn, thời gian mặn, độ sâu ngập và thời gian ngập trong điều kiện hiện tại và tương lai, đã xác định được yếu tố độ mặn và thời gian mặn là nguyên nhân tác động chính làm thay đổi diện tích của các vùng thích nghi. Qua đó kết quả đã cho thấy sự thay đổi từ 106 đơn vị đất đai trong điều kiện hiện tại và 112 đơn vị cho kịch bản năm 2030 và đến năm 2050 là 117 đơn vị và phân ra được 09 vùng thích nghi về tự nhiên trong điều kiện hiện tại và dưới tác động của biến đổi khí hậu. Thích nghi định lượng kinh tế kết hợp tự nhiên đã thành lập nên 08 vùng. Kết quả này giúp cho các địa phương định hướng quy hoạch và chiến lược thích ứng trong tương lai.
Tạp chí: Hội nghị khoa học trẻ Thủy Sản toàn quốc lần thứ IV, tổ chức tại VIện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy Sản III-Nha Trang, ngày 12 tháng 10 na9m 2015
Tạp chí: Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế xã hội Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2015, Địa điểm tổ chức Khoa Kinh Tế, Ngày 08, 09 tháng 12 năm 2015
Tạp chí: Hội thảo khoa học "Cải tiến công tác đào tạo sinh viên sư phạm nâng cao năng lực nghiên cứu và dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông", tổ chức ở Nhà Điều Hành ĐHCT, ngày 19/12/2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên