Giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện học sinh về thể lực nhằm nâng cao sức khoẻ với mục tiêu “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Khỏe để chinh phục đỉnh cao tri thức”. Mặc dù Luật Thể dục, thể thao (năm 2006, tại mục 2 Giáo dục thể chất trong nhà trường) đã quy định rất rõ nhưng từ trước tới nay giáo dục thể chất vẫn bị xem là môn học phụ. Chính vì vậy, quan tâm và đầu tư đối với giáo dục thể chất cũng chưa đầy đủ và thiết bị phục vụ giảng dạy, tập luyện vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Mặc dù công tác giáo dục thể chất đã được các cấp lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên. Một số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình TDTT mới to lớn và hiện đại, đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao sinh viên, nhưng thực tế công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường ở nhiều trường đại học và cao đẳng còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đã đề ra. Về thực trạng công tác giáo dục thể chất hiện nay Bộ GD - ĐT đã nhận định: “Chất lượng giáo dục thể chất còn thấp, giờ dạy giáo dục thể chất còn đơn điệu, thiếu sinh động”. “Nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở trường”.
Tạp chí: Cải tiến công tác đào tạo sinh viên sư phạm, nâng cao năng lực nghiên cứu và dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Tạp chí: Cải tiến công tác đào tạo sinh viên sư phạm nâng cao năng lực nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục phổ thông, Đại học Cần Thơ,tháng 12/2015
Tạp chí: Hội thảo "Cải tiến công tác đào tạo sinh viên sư phạm nâng cao năng lực nghiên cứu và dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông", địa điểm: Trường Đại học Cần Thơ, thời gian tổ chức: 19/12/2015
Tạp chí: Phát triển nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Cửu Long (Human resources for the future of the Mekong Delta 0f Vie65tnam). Cần Thơ, ngày 5 tháng 11 năm 2015. Hợp tác giữa Đại học Cần Thơ (CTU) và đại học RMIT Úc.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên