Các phân tích sâu ở các khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh kinh tế-kỹ thuật dọc theo chuỗi giá trị nấm rơm ở ĐBSCL trong cuốn sách này đã chỉ ra nhiều hạn chế, khó khăn mà ngành hàng nấm rơm đang đối mặt. Về khía cạnh kỹ thuật, nhiệm vụ nghiên cứu này đã tiến hành thu thập nhiều giống meo nấm rơm bản địa và đã phân lập được 16 giống meo nấm đạt các yêu cầu chất lượng và có thể chuyển giao cho các địa phương ở ĐBSCL. Đối với kỹ thuật trồng nấm, nhiệm vụ nghiên cứu cũng đã xây dựng và hoàn chỉnh các kỹ thuật trồng nấm, quy trình trồng nấm như các mô hình trồng nấm trong nhà hiệu quả và kỳ vọng đáp ứng được yêu cầu chuyển giao, ứng dụng các kỹ thuật trồng nấm rơm, mô hình trồng nấm rơm hiệu quả một cách thiết thực của các địa phương ở ĐBSCL. Về khía cạnh kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy có hơn 30% hộ trồng nấm không đạt hiệu quả kỹ thuật, gần 60% hộ trồng nấm có mức hiêu quả dưới mức trung bình và chỉ có gần 16% hộ trồng nấm đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu đề xuất các cách thức sử dụng rơm, meo, phân bón phù hợp để đạt được năng suất tối ưu, đat hiệu quả kinh tế cao.
Tạp chí: Đối tượng và phạm vi của quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam: Hạn chế và đề xuất" Trong Phan Trung Hiền (chủ biên), Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, NXB. CTQG, 2020.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên