Chương này trình bày các tổng quan tài liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nấm rơm trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, nghiên cứu về chuỗi giá trị nấm rơm và quản lý rơm rạ cũng được lược khảo. Kết quả đánh giá tổng quan cho thấy rằng nấm rơm được trồng nhiều trên thế giới và Việt Nam. ĐBSCL là nơi trồng nấm rơm nhiều nhất cả nước do có nguồn nguyên liệu rơm dồi dào. Nhiều kỹ thuật trồng nấm, mô hình trồng nấm được nhiều nghiên cứu xác nhận vì tính hiệu quả của nó. Các phương pháp sơ chế, bảo quản, chế biến nấm rơm cũng được đề xuất đối với nấm rơm - một loại nông sản rất khó bảo quản. Tiêu thụ sản phẩm nấm rơm chủ yếu là nấm tươi và ở thị trường trong nước. Tiềm năng xuất khẩu của nấm rơm ĐBSCL là lớn nhưng hiện khó phát triển do những khó khăn trong sản xuất, thu gom, vận chuyển. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nấm rơm cho thấy rằng điểm nghẽn lớn nhất là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, và khả năng ứng dụng KHCN. Ngoài ra, việc phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa tương xứng, đặc biệt là đối với người trồng nấm chỉ hưởng được mức lợi nhuận thấp nhất như trường hợp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Người trồng nấm thường gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất, thiếu thông tin thị trường, kỹ thuật sản xuất hạn chế, sử dụng nguồn meo chất lượng thấp. Các nghiên cứu cho thấy rằng trồng nấm rơm là mô hình sinh kế quan trọng ở nông thôn, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Tạp chí: Đối tượng và phạm vi của quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam: Hạn chế và đề xuất" Trong Phan Trung Hiền (chủ biên), Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, NXB. CTQG, 2020.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên