Sản xuất khí sinh học (biogas) không chỉ cung cấp năng lượng cho cuộc sống của người dân, bã thải và nước thải đầu ra của hầm ủ/túi ủ biogas còn là loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp nâng cao năng suất, chất lượng rau quả và cải tạo đất, kiểm soát sâu bệnh (Nguyễn Quang Khải, 2002). Theo nghiên cứu của Nguyễn Võ Châu Ngân & Klaus Fricke (2012); Phạm Thị Phương Thúy & Dương Minh Viễn (2008) và Võ Thị Gương & et al. (2013) cho thấy phân hữu cơ được sử dụng nhằm cải thiện tính chất đất và cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, bón phân hữu cơ giúp tăng lượng chất hữu cơ có ý nghĩa trong đất, là sản phẩm hiệu quả trong phục vụ sản xuất nông nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường. Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk) là cây rau quen thuộc trong bữa ăn của mọi gia đình Việt Nam. Theo Tạ Thu Cúc (2007) rau muống là loại cây dễ trồng, giàu giá trị inh dưỡng nhất là chất sắt và rau thích hợp phát triển trên nhiều loại đất. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng bã thải và nước thải đầu ra của túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là rơm phối trộn với phân heo để trồng rau muống đã được thực hiện nhằm đánh giá năng suất cây rau muống từ việc sử dụng các nguồn bã thải này, hiệu quả phân bón của các loại bã thải túi ủ biogas so sánh với phân hóa học và đánh giá khả năng cải tạo đất sau khi sử dụng nguồn phân hữu cơ này.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên