Kích cỡ nguyên liệu cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình ủ yếm khí. Một số nghiên cứu hầu hết đều chứng minh rằng kích cỡ nguyên liệu càng nhỏ thì khả năng phân hủy càng tăng, đồng thời cải thiện tốc độ và chất lượng khí sinh học (Sharma et al., 1988; Katima, 2001; Sanders et al., 2000; Mshandete et al., 2006). Tuy vậy, một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu kích cỡ quá nhỏ làm quá trình thủy phân diễn ra nhanh chóng tạo nhiều axít làm giảm pH và có thể ức chế quá trình tạo khí. Các nghiên cứu sử dụng rơm để tạo khí sinh học trước đây thường cắt nhỏ rơm ở kích thước như 0,088; 0,4; 1,0; 6,0 và 300 mm. Việc cắt nhỏ nguyên liệu thường đòi hỏi chi phí và công lao động, do đó rất khó ứng dụng trong điều kiện nông hộ. Các nghiên cứu ảnh hưởng của kích cỡ rơm lên khả năng tạo khí sinh học chủ yếu được thực hiện đơn nguyên liệu mà chưa được nghiên cứu trong điều kiện phối trộn với phân heo. Do vậy, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của kích cỡ rơm trong điều kiện phối trộn phân heo lên khả năng tạo khí sinh học đã được thực hiện, nhằm đánh giá ảnh hưởng của các kích cỡ rơm đến năng suất sinh khí, thành phần khí sinh ra. Từ đó có thể xác định được kích cỡ rơm phù hợp có thể ứng dụng ở nông hộ sao cho tiết kiệm chi phí và công lao động.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên