Giải quyết tranh chấp đất đai đã và đang là công tác khó khăn, phức tạp nhất trong công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai nói riêng. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền đó thuộc về cơ quan tư pháp cũng như các chủ thể thuộc cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật hiện hành còn nhiều bất cập, chưa hợp lý dẫn đến kết quả thực hiện công tác này chưa thật sự hiệu quả trên thực tế. Sự bất cập, chưa hợp lý đó xuất phát từ quy định pháp luật về hòa giải bắt buộc ở Ủy ban nhân dân cấp xã, cho đến nội hàm khái niệm tranh chấp đất đai, sự phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan, cá nhân Luật định. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết các tranh chấp đất đai, bài viết này đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng đất đai ở Việt Nam hiện nay.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên