Trong công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển ngành thủy sản. Sự phát triển của ngành thủy sản đã và đang kéo theo các vấn đề môi trường, đặc biệt quan tâm là nước thải. Một số công nghệ loại bỏ a môn trong nước thải có thể kề đến như: công nghệ sục khí bay hơi, clo hóa, trao đổi ion, điện phân và phương pháp sinh học. Trong đó, công nghệ sục khí bay hơi AS (air stripping) ứng dụng nguyên tắc của hiện tượng truyền khối khi cho nước thải tiếp xúc với không khí nhằm lôi kéo khí NH3 hòa tan ra khỏi nước qua bề mặt tiếp xúc. Trên thế giới, việc loại bỏ chất khí, đặc biệt là NH3 bằng phương pháp đuổi khí đã được quan tâm thực hiện (Culp & Slechta, 1996) với ưu điểm là xử lý được a-môn với nồng độ cao, rẻ tiền, vận hành đơn giản, ít tốn diện tích, hiệu suất cao, ổn định, và có độn tin cậy cao. Theo sau quá trình AS thường là quá trình AS thường là quá trình xử lý sinh học. Từ những ưu điểm của công nghệ AS, nghiên cứu này được thực hiện nhằm giảm nồng độ a-môn xuống dưới ngưỡng gây độc cho vi sinh, giảm hàm lượng các chất hữu cơ, cải thiện tỷ lệ BOD5/COD, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải đầu tôm ở các công đoạn xử lý sinh học phía sau.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên