Khóm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Mục đích khảo sát sự ức chế tổng hợp hắc tố trên dòng tế bào B16F10 của cao chiết methanol vỏ khóm. Sử dụng phương pháp phân tích đặc điểm hình thái kết hợp giải trình tự để định danh mẫu khóm thu hái ở Tắc Cậu, tỉnh Kiên Giang, đánh giá khả năng kháng oxy hóa qua khả năng trung hòa gốc tự do DPPH, khử ion Fe3+ và phương pháp khử ion Cu2+. Khảo sát khả năng ức chế hoạt động của enzym tyrosinase in vitro và sự ức chế hình thành melanin trên dòng tế bào hắc tố B16F10. Kết quả, mẫu khóm thu hái ở Tắc Cậu, tỉnh Kiên Giang có tên khoa học là Ananas comosus (L.) Merr.; khả năng khử DPPH, khử ion Fe3+, ion Cu2+ của vỏ khóm thông qua chỉ số IC50 lần lượt là: 62,63µg/mL, 97,72µg/mL, 220,95µg/mL; ức chế hoạt động enzym tyrosinase in vitro với IC50 là 73,13µg/mL; ức chế sự sản sinh melanin trên dòng tế bào B16F10 đạt 59,37% ở nồng độ 10µg/mL. Nghiên cứu đã bước đầu cho thấy cao chiết methanol vỏ khóm là nguồn nguyên liệu tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất dược liệu và mỹ phẩm.
Từ khóa: B16F10, cao chiết, melanin, tyrosinase, vỏ khóm
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên