Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chống chịu mặn NaCl của 4 giống đậu nành Ankur, MTĐ 885-1, AGS 314 và HL 09-10. Cây được trồng trong dung dịch dinh dưỡng 1/2 Hoagland có bổ sung NaCl ở 3 nghiệm thức mặn 120, 160, 200 mM và nghiệm thức đối chứng 0 mM NaCl. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức 2 nhân tố (nồng độ mặn và giống) hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối, chỉ số cháy lá và chỉ tiêu sinh hóa như hàm lượng diệp lục và proline trong lá được đánh giá ở 2 thời điểm xử lý mặn 21 và 28 ngày sau khi gieo (NSKG). Mặn NaCl làm giảm sinh trưởng, sinh khối và hàm lượng diệp lục trong lá, nhưng làm tăng chỉ số cháy lá và hàm lượng proline trong lá. Giống Ankur có chỉ số chống chịu mặn STI cao nhất, kế đến là MTĐ 885-1 và HL 09-10. Có thể nghiên cứu và đánh giá thêm Ankur, MTĐ 885-1, HL 09-10 trong môi trường đất nhiễm mặn hoặc tưới mặn để khẳng định khả năng chịu mặn và tính khả thi của các giống này trong điều kiện xâm nhiễm mặn hiện nay.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên