Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định dòng vi khuẩn nội sinh hòa tan lân và cố định đạm trên cây đinh lăng. Mười ba mẫu lá và mười một mẫu rễ đinh lăng thu thập tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được sử dụng để phân lập vi khuẩn nội sinh trên môi trường LGI. Kết quả phân lập được 35 dòng vi khuẩn nội sinh cây đinh lăng. Tất cả 35 dòng vi khuẩn đều có khả năng chịu đựng được pH thấp (pH=5). Trong số đó, hai dòng vi khuẩn LP3-R3 và LP3-R5 có khả năng hòa tan lân cao, với hàm lượng lần lượt là 29,5 và 29,7 mg/L. Tương tự, các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm và tổng hợp IAA cao nhất là LP1-R3 và CL1-L1, với hàm lượng lần lượt 23,0 và 6,87 mg/L. Hai dòng vi khuẩn đã tuyển chọn được định danh dựa trên đoạn gene 16S rDNA là Bacillus cereus LP3-R3 và B. circulans LP1-R3, có tỷ lệ tương đồng 100% với chủng vi khuẩn Bacillus cereus S5 (KU927490.1) và B. circulans H170 (MH671645.1) trên ngân hàng gen.
Tạp chí: Proceedings of international conference on Supply and demand for high-skilled labor in east asian contries: Challenges and solutions for Ho Chi Minh city
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên