Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cụm (CA) và phân tích thành phần chính (PCA) để đánh giá vị trí thu mẫu và xác định chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng nước tại tỉnh Hậu Giang. Các mẫu quan trắc chất lượng nước mặt được thu thập từ 39 vị trí với 12 chỉ tiêu gồm nhiệt độ (0C), pH, chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), oxy hòa tan (DO), đạm amoni (N-NH4+), nitrite (N-NO2-), nitrate (N-NO3-), orthophotphase (P-PO43-), coliform và sắt (Fe). Chất lượng nước mặt được đánh giá sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2) và chỉ số chất lượng nước (WQI). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực nghiên cứu đang bị ô nhiễm các chất hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật và hàm lượng kim loại nặng (Fe) cao ở mức nghiêm trọng. Chất lượng nước tại đây đạt mức trung bình (64%) đến xấu (33%) và chỉ có 3% đạt chất lượng nước tốt. Phân tích phần chính (PCA) chỉ ra 4 PCs giải thích 71,3% sự thay đổi và biến động chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu. Trong đó, 12 chỉ tiêu quan trắc đều có tác động đến chất lượng nước mặt nên cần được tiếp tục theo dõi tại chương trình quan trắc chất lượng nước mặt trong tương lai. Phân tích CA cũng giúp nghiên cứu xác định 20/39 vị trí cần thực hiện quan trắc mà vẫn đảm bảo được hiệu quả của công tác quan trắc, giúp giảm 34% chi phí thực hiện trong chương trình quan trắc. Nghiên cứu này cung cấp thông tin khoa học phục vụ công tác quan trắc chất lượng nước mặt tỉnh Hậu Giang.
Tạp chí: Proceedings of international conference on Supply and demand for high-skilled labor in east asian contries: Challenges and solutions for Ho Chi Minh city
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên