Nghiên cứu này dựa trên cách tiếp cận ngoại giao khoa học và phương pháp đánh giá chuyên gia để phân tích mối liên hệ giữa các công bố quốc tế về Biển Đông với các chính sách trên thực địa của Trung Quốc. Kết quả phân tích định tính (QDA) đối với 699 bài báo thuộc danh mục Scopus của các tác giả Trung Quốc cho thấy các lĩnh vực nghiên cứu về môi trường, năng lượng, khí tượng, thủy văn, địa chất, địa vật lý,... có ý nghĩa vượt trội so với nhóm chính sách kinh tế và quân sự. Lĩnh vực lịch sử có số lượng bài báo nghèo nàn, cho thấy điểm yếu trong yêu sách “quyền lịch sử” mà Trung Quốc theo đuổi. Tuy nhiên, ngoại giao khoa học trong vấn đề Biển Đông của Trung Quốc đang tạo ra những tác động mà Việt Nam cần cảnh giác, bao gồm “hiệu ứng chân lý ảo tưởng” (illusory truth effect) và xu hướng thao túng hiểu biết về Biển Đông.
Tạp chí: VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên