Nghiên cứu đa dạng di truyền nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa các kiểu gen trong tập đoàn giống/dòng cây trồng, từ đó có thể đưa ra chiến lược chọn tạo giống, cải thiện nguồn gen. Nghiên cứu này đã sử dụng 09 chỉ thị phân tử SSR để đánh giá mức độ đa dạng di truyền của 120 giống/dòng đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) đang được bảo tồn tại ngân hàng giống trường Đại học Cần Thơ. Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng 09 chỉ thị phân tử SSR thu được 52 phân đoạn và tất cả 52 phân đoạn đều có tỷ lệ đa hình trung bình cao (100%). Chỉ số PIC dao động từ 0,05 (satt596) đến 0,46 (satt009), với giá trị trung bình là 0,21. Cây phả hệ được xây dựng dựa trên 09 chỉ thị SSR bằng phân tích nhóm UPGMA phân các mẫu thành 11 nhóm chính với hệ số di truyền trung bình là 0,7 và hệ số tương đồng dao động từ 0,47 - 0,87. Kết quả này cho thấy bộ sưu tập 120 giống/dòng đậu nành rất đa dạng về bản chấ
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên