Thí nghiệm (Exp) đã được tiến hành để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic và acid butyric trong khẩu phần đến tăng trưởng và số lượng E.coli trong phân của vịt siêu thịt Grimaud. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với 20 con vịt / ô chuồng (10 trống + 10 mái). Các nghiệm thức như sau: 1 / ĐC: Thức ăn hỗn hợp (TAHH) không bổ sung bất kỳ sản phẩm nào; 2 / PRO: TAHH + 1,0 g probiotic /kg thức ăn; 3 / ABU: TAHH + 1 g acid butyric /kg thức ăn. Kết quả cho thấy mức tăng khối lượng trung bình hàng ngày (TKL) của vịt ở ĐC (64,25 g/con/ngày) là thấp nhất, cao nhất là PRO (66,57 g/con/ngày) và ABU (65,32 g/con/ngày). Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình hàng ngày (TTTA) của vịt ở cả 3 nghiệm thức gần như không khác nhau. Do đó, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của vịt ở PRO (2,02 kg thức ăn/kg TKL) tốt hơn so với ĐC (2,05 kg thức ăn/kg TKL) và ABU (2,07 kg thức ăn/kg TKL). Số lượng vi khuẩn E.coli trong phân giảm ở ABU (2,03 và 2,55 x106 CFU /g phân) so với PRO (2,31 và 2,72 x106CFU /g phân) và ĐC (3,51 và 3,89 x106CFU /g phân) ở 21 và 42 ngày tương ứng. Không có sự khác biệt về các chỉ tiêu giết mổ như tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt đùi và thịt ức giữa vịt ở 3 nghiệm thức.Bổ sung men vi sinh cho hiệu quả kinh tế cao hơn (7,8%) so với đối chứng. Nhìn chung, việc bổ sung probiotic hoặc acid butyric trong khẩu phần vịt Grimaud có xu hướng cải thiện tăng trọng và giảm mật độ E.coli trong phân, nhưng không ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn so với khẩu phần đối chứng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên