Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hiệu quả của dòng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía có khả năng tiết ra δ-aminolevulinic axít trong điều kiện mặn giúp cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lặp lại. Trong đó, nhân tố 1 (A) vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía (δ-aminolevulinic axít)bao gồm (i) Dòng đơn vi khuẩn K1, dòng đơn vi khuẩn K2, dòng đơn vi khuẩn K3, hỗn hợp ba dòng vi khuẩn K1, K2 và K3 (mật số vi khuẩn là 1,812 x 105 CFU g-1 đất khô) và nhân tố 2 (B) bốn mức độ mặn (i) 0‰, (ii) 2‰, (iii) 3‰ và (iv) 4‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy tưới nước mặn có nồng độ mặn từ3‰ trở lên đã giảm chiều cao cây, số bông trên chậu, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và năng suất lúa trên nền đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, việc bổ sung hỗn hợp ba dòng vi khuẩn K1, K2 và K3 giúp cải thiện độ chua, hàm lượng lân dễ tiêu, năng suất lúa trong điều kiện mặn so với các dòng đơn vi khuẩn K1, K2 hoặc K3. Cả ba dòng vi khuẩn K1, K2, K3 có khả năng cải thiện sinh trưởng cây lúa trong điều kiện mặn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên