Đề tài được thực hiện nhằm xác định chất mang nhân nuôi chủng xạ khuẩn Streptomyces sp.CMAG5 sau 7 ngày tồn trữ lần lượt ở MS 4%, Cám bắp 4%, Cám gạo, lúa xay 4% ở điều kiện phòng thí nghiệm, Đại học An Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 lặp lại, 3 nghiệm thức và các chỉ tiêu theo dõi gồm mật số xạ khuẩn, khả năng đối kháng trên đĩa thạch gồm bán kính vòng vô khuẩn và hiệu suất đối kháng. Kết quả cho thấy, sau thời gian tồn trữ 1 tuần, các chế phẩm đều cho khả năng thích nghi của chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. CMAG5. Tuy nhiên,xạ khuẩn ở chế phẩm MS 4% thể hiện sự đối kháng với mật số xạ khuẩn 1,1 x 106 cfu/ml; bán kính vòng vô khuẩn 15,25 mm và hiệu suất đối kháng 50,83% duy trì đến 7 ngày sau bố trí cao nhất và tốt hơn so với ở chế phẩm Cám bắp 4% và Cám gạo, lúa xay 4%. Kết quả định danh dòng xạ khuẩn Streptomyces sp. CMAG5là loài Streptomyces fradiae.
Từ khóa:Khoai môn,Bệnh cháy lá, nấm Phytophthora sp., Chất mang chế phẩm sinh học, Streptomyces sp. CMAG5.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên