Một thínghiệm được thực hiện trong điều kiện sinh khíở in vitro sử dụng bình thủy tinh 5 lít, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm có các mức độ thay thế phân heo bằng nước ép lục bình dựa trên vật chất khô (DM) là 0, 20, 40, 60, 80 và 100% (tương ứng với NLB0, NLB20, NLB40, NLB60, NLB80 vàNLB100) để xác định mức độ thay thế của nước ép lục bình đối với phân heo đến sự sản xuất khí sinh học. Nguyên liệu được nạp liên tục đến 21 ngày ở mức 5 gOM/ngày, thời gian theo dõi thí nghiệm đến ngày thứ 42. Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng khí biogas tăng nhanh từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 28 và sau đó giảm dần từ ngày 7 đến ngày 21 tỷ lệ khí mêtan (%) của khí sinh học giữa các nghiệm thức có tăng cao theo thời gian và tăng dần theo tỷ lệ thay thế phân heo bằng nước ép lục bình dựa trên vật chất khô DM, nghiệm thức NLB100 có tỷ lệ khí mêtan của khí sinh học cao nhất 60,7%, thấp nhất là nghiệm thức NLB0 là 58,1% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), tuy nhiên ở các nghiệm thức NB0 và NLB 20 tỷ lệ này tăng chậm hơn đến ngày thứ 28. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ khí mêtan (%) của khí sinh học ở các nghiệm thức ở thời điểm 14 ngày và 21 ngày tăng dần theo thời gian và tăng theo tỷ lệ thay thế phân heo bằng nước ép lục bình có ý nghĩa thống kê (PỞ thời điểm 21 ngày, nghiệm thức NLB100 cho tỷ lệ khí mêtan cao nhất (60,7%) và thấp nhất ở nghiệm thức NLB0 (58,1 %). Kết luận của nghiên cứu là nước ép lục bình có thể dùng để thay thế phân heo sản xuất khí sinh học. Ở mức độ thay thế phân heo bằng 40% nước ép lục bình dựa trên vật chất khô (DM) cho khả năng sản xuất khí sinh học tốt hơn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên