Pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng một thực tiễn khách quan là các quan hệ xã hội luôn vận động, thay đổi không ngừng, do đó, trong nhiều trường hợp quy định của pháp luật không thể điều chỉnh được các quan hệ xã hội mới phát sinh mà nhà làm luật đã không dự liệu được hoặc những quy định đó áp dụng vào thời điểm hiện tại đã không còn phù hợp. Từ vấn đề này, nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh việc nên quan niệm luật là “sống” tức là nó sẽ vận động, sẽ được giải thích theo sự phát triển của xã hội hay luật là “chết”, tức nó chỉ được áp dụng giống như những gì mà cơ quan có thẩm quyền đã ban hành ra nó, tại thời điểm nó ra đời. Bài viết này phân tích sự ảnh hưởng của quan niệm về sự ổn định của pháp luật đối với tư duy và phương pháp trong quá trình lập pháp và hoạt động giải thích pháp luật
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên