Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả để xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn xả thải. Trong nghiên cứu này, nước thải y tế trước tiên được xử lý qua bể keo tụ tạo bông, tiếp theo qua bể phản ứng Fenton/ozone; cả hai mô hình xử lý đều thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm. Nước thải y tế khi keo tụ bằng PAC với liều lượng 100 mg/L, tổng thời gian lưu là 27,5 phút, thời gian lắng 60 phút cho hiệu suất xử lý SS và COD lần lượt là 61,19 ± 0,94% và 59,49 ± 0,55%. Tiếp theo nước thải được đưa vào bể Fenton/ozone với thời gian phản ứng 45 phút, liều lượng Fe2+ là 200 mg/L và H2O2 là 159 mg/L cho nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT (cột A) ở các thông số pH, SS, BOD5, COD, N-NO3-, NNH3, P-PO43-, tổng Coliforms. Chi phí xử lý nước thải y tế trong nghiên cứu này phù hợp, đồng thời công tác vận hành đơn giản có thể đề xuất áp dụng vào thực tế xử lý nước thải ở các bệnh viện tuyến huyện.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên