Mục tiêu đề tài: Xác định đặc tính hình thái, tính chất lý hóa học và định danh loại đất trên một số loại đất nhiễm mặn của mô hình canh tác lúa - tôm tại Cà Mau. Phẫu diện đất điển hình được khảo sát trên ba huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Thới Bình thuộc tỉnh Cà Mau. Phẫu diện đất vùng canh tác lúa – tôm tại tỉnh Cà Mau thuộc biểu loại đất Salic Gleysols (Eutric & Endo Orthi Thionic), tầng chứa vật liệu sulfidic xuất hiện ở độ sâu > 80cm. Phẫu diện đất Thới Bình có sự xuất hiện đốm Jarosite màu vàng rơm (2.5Y6/8) trên nền tầng phèn hoạt động (50-90cm). Đất phèn nhiễm mặn ở Thới Bình cho năng suất vụ lúa thấp nhất của 3 vùng khảo sát (3,2–3,4 tấn/ha). Phẫu diện đất điển hình vùng thuộc nhóm đất sét pha. pH đất tầng mặt ở mức tối hảo, riêng đất Thới Bình ở mức thấp. Các chỉ tiêu CEC và CHC được đánh giá ở mức trung bình. Các cation Na, K và Mg ở mức cao. Tầng phèn hoạt động của phẫu diện Thới Bình có hàm lượng Altđ ở mức cao, vùng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi độc chất Fe.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên