Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn giai đoạn mạ trong dung dịch dinh dưỡng được tiến hành với 3 nồng độ EC 9,38, 12,50, 15,63 dS/m với 17 giống lúa mùa; kết quả chọn được 5 giống lúa mùa có khả năng chịu mặn giai đoạn mạ (cấp 5) ở EC là 15,63 dS/m. Tiếp tục thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn ở các nồng độ EC (0, 9,38, 12,50, 15,63 dS/m) ở giai đoạn tăng trưởng và sinh sản của 07 giống lúa (một giống chuẩn kháng Đốc Phụng, một giống chuẩn nhiễm IR28 và năm giống lúa được chọn ở thí nghiệm đánh giá khả năng chịu mặn giai đoạn mạ). Kết quả cho thấy độ mặn đã ức chế sự tăng trưởng của 6 giống lúa từ giai đoạn sinh dưỡng đến sinh sản như giảm chiều cao cây, số bông/bụi, chiều dài bông, khối lượng 1000 hạt và năng suất hạt. Việc giảm năng suất hạt tương đối ở mức EC (9,38 dS/m) của giống chống chịu là ít hơn 60%, trong khi đó là 100% đối với giống nhiễm. Chọn được các giống lúa Nàng Chá Rằn, Nếp Than, Trằng Lùn, Giẻ Hành, Nàng Tích và Đốc Phụng có khả năng chịu mặn giai đoạn mạ, tăng trưởng, sinh sản ở mức EC ≤ 9,38 dS/m.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên