Bài toán tối ưu hóa đa mục tiêu trong sử dụng đất nông nghiệp đã được ứng dụng để tối ưu hóa việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp ở nhiều địa phương. Tuy nhiên khi triển khai ở cấp vùng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) việc tối ưu diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường đang là một thách thức đối với công tác quản lý. Bài viết này trình bày kết quả thực hiện tối ưu hóa diện tích sử dụng của 8 kiểu canh tác nông nghiệp chính (gồm 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 màu, cây ăn quả, chuyên màu, lúa – tôm và chuyên tôm) ở vùng ĐBSCL dựa trên phương pháp tối ưu hóa đa mục tiêu bằng ứng dụng mã nguồn mở LandOptimizer V2.0 theo yêu cầu về sản lượng nông sản của vùng. Kết quả xác định diện tích và phân bố tối ưu cho 8 kiểu sử dụng đất với các kịch bản về tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện ràng buộc sản lượng nông sản tối thiểu và tối đa theo yêu cầu phát triển hiện tại và dự báo nhu cầu mỗi loại nông sản đến năm 2020. Kết quả này có thể được dùng làm nguồn tham khảo để các tỉnh đặt mục tiêu phát triển gắn kết với sự phát triển và liên kết trong vùng ĐBSCL
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên