Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man, 1879) thích ứng với biến đổi khí hậu ở An Giang” được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở lý luận, khẳng định tính hiệu quả của mô hình nuôi có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu xuất hiện trong vùng. Nghiên cứu thực hiện trong 9 ruộng lúa với 3 nghiệm thức (60cm, 90cm và 120cm). Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng mạng cảm biến để theo dõi các yếu tố chất lượng nước như nhiệt độ, độ pH và DO đã chứng tỏ được sự hữu ích và chủ động trong việc giám sát và đánh giá các điều kiện môi trường của ao nuôi. Thí nghiệm còn ghi nhận, các yếu tố thủy lý hóa trong các ruộng nuôi biểu hiện khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh. Khối lượng và tốc độ tăng trưởng cao nhất của tôm nuôi ở NT 3 cao nhất (63,47 ± 22,77g/con và 0,61g/ngày), kế đến là NT 2 (58,63 ± 21,90g/con và 0,42g/ngày) và thấp nhất ở NT 1 (55,40 ± 17,62g/con và 0,53g/ngày). Tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi cao nhất ở NT 3 (31,8 ± 0,8% và 1.590 ± 24 kg/ha) khác biệt có ý nghĩa thống kê (pNghiệm thức 3 đạt lợi nhuận cao nhất (131,1 ± 7,0 triệu đồng/ha) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 2, nhưng khác biệt có ý nghĩa (p. Tỷ suất lợi nhuận trung bình ở các nghiệm thức dao động từ 32,5 – 85,0%.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên