An Giang là tỉnh thuần lúa với điện tích gieo trồng khoảng 0,64 tr. ha/năm và đạt sản lượng lúa trên 4,0 tr. tấn/năm (TCTK, 2017), đó cũng là thành tựu của ứng dụng nguồn hạt giống chất lượng để sản xuất theo qui trình kỹ thuật “1 Phải 5 Giảm” trong thâm canh lúa và thành tựu từ chương trình “xã hội hóa công tác giống” của tỉnh An Giang đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng hạt giống lúa. Công tác lai tạo giống lúa Tân Châu 7 (TC7) được ông Hoa Sỹ Hiền lai chọn từ tổ hợp lai (TC10 x OM4900) và chọn thuần vào và được tác giả phóng thích tại địa phương vụ Hè Thu 2010 và Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL tiếp tục hỗ trợ khảo nghiệm VCU, sản xuất ở các tỉnh ĐBSCL và đánh giá khả năng chống chịu mặn.
Kết quả khảo nghiệm VCU cho thấy năng suất giống lúa TC7 cao hơn giống đối chứng OMCS2000 (8-17%); khảo nghiệm sản xuất đạt năng suất cao hơn giống OM4900; xác định được gen kháng mặn (RM206) và chống chịu mặn tốt ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng với nồng độ mặn 4‰ (tương đương giống chuẩn kháng Pokali). Kết quả nêu trên chứng minh rằng Giống lúa TC7 rất có tiềm năng để phát triển ở vùng đất nhiễm mặn của tỉnh An Giang và các tỉnh ĐBSCL. Giống lúa TC7 cần xúc tiến hồ sơ xin công nhận sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp mới.
Từ khóa: Giống lúa TC7, Năng suất, Chịu mặn, Khảo nghiệm
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên