Thí nghiệm được thực hiện tại An Phú, An Giang nhằm (i) Đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg của đất (ii) So sánh lượng dưỡng chất cây bắp lấy đi trên đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi. Thí nghiệm nông trại được thực hiện trên 10 nông hộ thuộc mỗi loại đất nghiên cứu ở vụ Đông Xuân 2013-2014. Các công thức thí nghiệm bao gồm: (i) Bón đầy đủ đạm, lân, kali, canxi và ma giê, (ii) bón khuyết đạm, (iii) bón khuyết lân; (iv) bón khuyết kali, (v) bón khuyết can xi, (vi) bón khuyết ma giê và (vii) Thực tế bón phân của nông dân. Kết quả thí nghiệm cho thấy đất phù sa được bồi cung cấp nhiều đạm và magiê cho cây bắp hơn đất phù sa không được bồi. Lượng N, P, K, Ca, Mg (kg N, P2O5, K2O, CaO, MgO ha-1) cung cấp là 84, 112, 152, 30, 75 kg ha-1 trên đất phù sa được bồi và 68, 116, 158, 46, 45 kg ha-1 trên đất phù sa không được bồi. Không bón một trong các dưỡng chất N, P, K, Ca và Mg đã làm giảm hấp thu N, P, K, Ca, Mg tương ứng đối với cây bắp lai trên đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi tại đồng bằng sông Cửu Long. Cây bắp lai trồng trên đất phù sa được bồi lấy đi lượng dưỡng chất N và MgO lớn hơn trên đất phù sa không được bồi
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên