Nghiên cứu này được thực hiện nhằm sử dụng sinh khối Artemia thải từ mô hình nuôi Artemia để ương lươn đồng (Monopterus albus). Lươn giống nhân tạo có khối lượng và chiều dài ban đầu là 0,11 g; 4,93 cm được bố trí trong các bể lót bạt với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, với các loại thức ăn khác nhau: Artemia sinh khối đông lạnh (NT1), thức ăn tự chế (NT2): 80% sinh khối Artemia + 20% bột mì tinh, thức ăn công nghiệp (NT3) và cá tạp (NT4). Mật độ ương là 50 con/bể (0,5 m2). Kết quả sau 50 ngày ương cho thấy lươn ở nghiệm thức sử dụng 100% Artemia và thức ăn tự chế có tăng trưởng tốt nhất với khối lượng lần lượt là 14,12 g và 14,06 g và chiều dài lần lượt là 2,56 cm và 2,39 cm, trong khi đó lươn ăn bằng cá tạp và thức ăn viên có trăng trưởng về khối lượng khá kém lần lượt là 1,27 g và 1,39g và chiều dài lần lượt là 11,38 cm và 11,44 cm. Tóm lại, lươn ương bằng 100 % Artemia có tăng trưởng tốt nhất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên