Nghiên cứu ly trích chitosan từ vỏ cua đồng (Somanniathelphusa sinensis) nhằm tạo ra sản phẩm chitosan có chất lượng cao và tận dụng được nguồn phế liệu từ nguyên liệu cua đồng. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014 tạiphòng thí nghiệm Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơvới 4 thí nghiệm chính khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch HCl (8, 10 và 12%) và thời gian ngâm (15, 17 và 19 giờ) đến khả năng khử khoáng trong nguyên liệu, nồng độ NaOH (30, 40 và 50%) và thời gian ngâm (4,5; 5,5 và 6,5 giờ)đến khả năng khử protein, thời gian ngâm dung dịch acetone (15,30, 45, 60 và 75 phút)đến khả năngkhử màu và thời gian sấy (24, 48, 72 và 96 giờ) tại 55 o C đến độ ẩm và hiệu suất thu hồi sản phẩm chitosan. So sánh tính chất hóa lý của chitosan sản xuất từ vỏ cua đồng và chitosan thương mại từ vỏ tôm sú. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng khoáng và protein thấp nhất tương ứng là 0,58% và 5,73%, khi khử khoáng bằng dung dịch HCl ở nồng độ 10%, thời gian 15 giờ và khử khoáng 2 lần, khử protein bằng NaOH ở nồng độ 40% trong 5,5 giờ, Giá trị L* đạt cao nhất là 59,74 khi khử màu bằng acetone trong 45 phút, sấy dung dịch trích lyở nhiệt độ 55 o C trong 48 giờ thu được sản phẩm chitosan có độ ẩm và hiệu suất thu hồi đạt tốt nhất tương ứng là 9,37% và 20,13%. Chitosan từ vỏ cua đồng có ẩm độ, khoáng, protein và giá trị L* thấp hơn, nhưng cóđộ nhớt và độ tancao hơn chitosan thương mại từ vỏ tôm sú.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên