Phân tích P hòa tan trong môi trường nước có nồng độ muối cao có thể giảm độ tin cậy do nồng độ ion Cl- cao gây cản trở sự hình thành phức màu và hấp thu quang phổ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định ngưỡng nồng độ muối phù hợp cho các phương pháp phân tích P hòa tan được áp dụng phổ biến hiện nay. Ba phương pháp phân tích dựa trên nguyên lý so màu quang phổ được áp dụng gồm phương pháp tạo phức màu với ascorbic aicd (AA), malachite green (MG) và vanadomolybdophosphoric acid (VA). Dung dịch P chuẩn được sử dụng trong phân tích có ngưỡng nồng độ trong khoảng 0,02 đến 2,0 mg P/L được pha trong dung dịch có nồng độ muối (NaCl) trong khoảng 0 đến 80 g/L. Ngưỡng giới hạn nồng độ P của mỗi phương pháp được xác định dựa vào phân tích tương quan (R2) giữa giá trị hấp thu quang phổ và nồng độ P tương ứng; độ tin cậy của mỗi phương pháp ở các nồng độ muối khác nhau được đánh giá dựa vào tỷ lệ thu hồi P ở mỗi nồng độ muối tương ứng. Kết quả ghi nhận phương pháp AA có độ tin cậy cao khi phân tích cho ngưỡng nồng độ P 0,04 mg P/L ở nồng độ muối 5-15 g/L và từ 0,06 – 1,0 mg P/L ở nồng độ muối 5 – 80 g/L; phương pháp MG có độ tin cậy cao với ngưỡng nồng độ P trong khoảng 0,06 – 1,0 mg P/L ở nồng độ muối 5 – 80 g/L; phương pháp VA phù hợp để phân tích P hòa tan có nồng độ cao trong khoảng 1,4 – 2,0 mg P/L ở nồng độ muối của dung dịch từ 5 đến 80 g/L.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên