Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự thay đổi khí hậu. Những tác động đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến an ninh đời sống, kinh tế và thực phẩm của con người. Dựa trên kịch bản lũ lụt và xâm nhập mặn đã được phát triển cho các tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật GIS để xác định khu vực có nguy cơ dễ bị tổn thương trên các loại đất dựa vào kịch bản lũ lụt và xâm nhập mặn trong năm hiện tại, trong năm 2030 và trong năm 2050. Kết quả cho thấy đất mặn và ngập (SCglha), đất phù sa và mặn (GLN (eu)), đất phèn và nhiễm mặn (Flea (ptip)) có diện tích bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lũ lụt với mức hơn 1,5 m và độ mặn với hơn 8%o. Các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh và Tiền Giang đang bị ảnh hưởng bởi độ mặn và ngập lụt bởi kịch bản biến đổi khí hậu. Tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng cả mặn với hơn 8%o và lũ lụt với hơn 1,5 m; Bạc Liêu và Cà Mau là các tỉnh tiếp theo bị ảnh hưởng bởi các kịch bản biến đổi khí hậu.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên