Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015 nhằm xác định sinh khối của rừng tràm ở các nghiệm thức khác nhau về mức độ ngập nước. Có 9 ô tiêu chuẩn (100 m2) tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau được thiết lập để thu mẫu nước và đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng cây tràm cá thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các nghiệm thức tràm ở các độ ngập nước khác nhau có các chỉ tiêu lý hóa hầu như không có sự khác biệt trừ pH (4,21- 4,83). Giá trị pH mùa mưa thấp hơn mùa nắng. Lượng oxy hòa tan trong nước rất thấp chỉ dao động trong khoảng 1,33 - 3,00 mg/l và chỉ tiêu BOD5 trong nước ở rừng tràm VQG U Minh Hạ có khoảng dao động khá lớn ở các ô tiêu chuẩn (từ 8 – 53,2 mg/l). Nồng độ N-NH4+ trong nước rừng tràm từ 0,12 - 3,13 mg/l, hàm lượng N-NO3- trong nước tại các ô tiêu chuẩn dao động khoảng 0,02 - 0,43 mg/l. Đối với 2 nhân tố độ sâu ngập nước và thời điểm mùa trong năm thì chất lượng nước của rừng tràm bị tác động rõ nhất đến chỉ tiêu DO, BOD5. Ở các nghiệm thức với các mức độ ngập nước khác nhau, sinh khối tươi cây không khác biệt ý nghĩa. Sinh khối bình quân của rừng tràm VQG U Minh Hạ từ khoảng 270 - 307 tấn/ha ở các nghiệm thức và ở độ ngập thấp
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên