Từ khi gia nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam (TTTCVN) đã có bước phát triển tương đối, thể hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và một số dịch vụ tài chính phái sinh khác. Cùng với sự tham gia của nhiều tập đoàn tài chính quốc tế, “sức nóng” của TTTCVN ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra có tính cấp thiết là một cơ chế, hệ thống giám sát tài chính chặt chẽ nhằm điều tiết TTTCVN đi đúng hướng. Tháng 3 năm 2008, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia của Việt Nam (UBGSTCQG) đã được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ: điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; phân tích, cảnh báo mức độ an toàn của hệ thống tài chính – ngân hàng; nhận định, phân tích nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia;... Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, UBGSTCQG hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả còn khiêm tốn do những hạn chế chủ quan, cũng như các nguyên nhân khách quan từ TTTCVN. Vì thế, bài viết này lược khảo kinh nghiệm tổ chức mô hình giám sát tài chính ở một số quốc gia phát triển, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên