Thí nghiệm được thực hiện trên một trăm sáu mươi con gà mái đẻ Hisex Brown ở 63 tuần tuổi nhằm tìm ra mức bổ sung bột gừng (BG) có tác động tốt nhất lên năng suất và chất lượng trứng của gà Hisex Brown. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức (NT) thể hiện qua 4 khẩu phần ăn khác nhau như sau: (1) đối chứng (ĐC) chỉ bao gồm thức ăn cơ sở (KPCS); (2) BG250 gồm KPCS + 0,25% bột gừng; (3) BG500 gồm KPCS + 0,5% bột gừng; và (4) BG750 gồm KPCS + 0,75% bột gừng, thí nghiệm được lặp lại 10 lần với mỗi lần lặp lại là 4 gà mái đẻ/ô chuồng. Thí nghiệm được thực hiện tại Trại gà Hoàng Diễm, ấp Phú Thọ, xã Tân Thú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ 08/02/2015 đến 04/04/2016. Kết quả phân tích cho thấy bổ sung bột gừng trong khẩu phần gà mái đẻ Hisex Brown không ảnh hưởng đến khối lượng (KL) gà cuối kì, KL trứng trung bình và hiệu quả sử dụng thức ăn (P>0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ đẻ của gà ở các NT có bổ sung bột gừng qua các tuần tuổi cao hơn so với ĐC từ 7,2 -8,7% với tỷ lệ đẻ trung bình cao nhất ở BG500 (90,7%) và BG250 (90,5%), thấp nhất là ĐC (82%) (P500 (203,3 trứng) và BG250 (202,8 trứng); và thấp nhất ở ĐC (183,8 trứng). Kết quả phân tích về chất lượng trứng của gà qua 3 thời điểm lấy mẫu cho thấy KL trứng của gà cao nhất ở BG500 và BG750 (69,07-68,7g/trứng) so với ĐC (65,27 g/trứng) (P250 (86,45%) và BG500 (46,45%) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với ĐC và BG750 (-18,89%). Từ các kết quả trên có thể đề nghị sử dụng 0,25-0,50% bột gừng bổ sung vào khẩu phần của gà mái đẻ giúp cải thiện năng suất trứng của gà và hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên