Tài chính nông thôn (TCNT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn. Vai trò quan trọng của TCNT xuất phát từ những nguyên nhân: (1) TCNT giúp tăng trưởng kinh tế nông thôn, (2) TCNT gắn kết sự tham gia của tất cả người dân nông thôn trong sự phát triển chung, và (3) TCNT góp phần giảm mức độ dễ bị tổn thương về sinh kế (Worrdbank, 2005). Liên quan đến tăng trưởng kinh tế nông thôn, tiếp cận tốt các dịch vụ tài chính giúp nông dân cải thiện năng suất sản xuất thông qua đầu tư về thủy lợi, thiết bị sản xuất, đầu tư vào xử lý sau thu hoạch, chế biến và tiếp thị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng khu vực nông thôn là nơi khó tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm tài chính. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó, ở nhiều nước trên thế giới, cả phát triển và đang phát triển, hợp tác xã tài chính (HTXTC) đã hình thành và đang mang lại những dịch vụ tài chính thiết thực cho một bộ phận lớn khách hàng nông thôn. Ở cấp độ địa phương, HTXTC được tổ chức là các thành viên thuộc sở hữu tư nhân. Trên đà phát triển, HTXTC dần trở một phương tiện tài chính giúp người dân khu vực nông thôn tăng cường tiếp cận với các dịch vụ tài chính dễ dàng và tiện lợi hơn. Nhiều mô hình tổ chức HTXTC đã thành công trong những năm qua. Các mô hình này cung cấp dịch vụ tài chính cho các nhóm dân số lớn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn mà không cần nhiều đến sự hỗ trợ từ Chính phủ hoặc các nhà tài trợ. Bài viết này trình bày một số mô hình tổ chức HTXTC của 4 quốc gia: Brazil, Sri Lanka, Kenya và Burkina Faso, qua đó rút ra một số gợi ý cho mô hình HTXTC ở Việt Nam.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên