Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2013 – 9/2013 tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, thu mẫu bùn đáy sau thu hoạch tại ao nuôi thâm canh tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ (Litopenaeus vannamei); thu thập thông tin về kỹ thuật nuôi và biện pháp quản lý bùn đáy ao nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, lượng bùn và nước thải trực tiếp ra môi trường sau thu hoạch lần lượt là 225,89 m3/ha/năm và 33,16x103 m3ha/năm. Trong đó tổng lượng chất hữu cơ, tổng đạm, tổng lân trong bùn ao nuôi tôm thâm canh thải ra môi trường tương ứng là 2,12 tấn/ha/năm; 90,9 kg/ha/năm và 103,38 kg/ha/năm. Khoảng 83,4% số hộ nuôi tôm bơm bùn vào nơi chứa, khoảng 16,6% số hộ nuôi tôm thải bùn trực tiếp vào sông, rạch. Bùn thải có hàm lượng tổng đạm và tổng lân ở mức khá giàu nhưng hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình, nên nghiên cứu tái sử dụng bùn thải phục vụ cho nông nghiệp sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực nuôi tôm và vùng lân cận nhằm góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên