Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là vùng đất nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc được khai phá trong các thế kỷ XVI, XVII. Với diện tích khoảng hơn 40.000 km2 và trên 17 triệu dân (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người), nơi đây được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước và có vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để có được vùng đồng bằng rộng lớn và trù phú như vậy, trước hết phải kể đến công lao đóng góp của những lưu dân người Việt, chất phác, gan góc, từ mảnh đất miền Trung xa xôi đến đây tìm đất sống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao thế hệ người Việt cùng với các lớp cư dân khác đã hòa nhập với nhau để tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long một sức sống mãnh liệt để tồn tại và đi lên cùng đất nước. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin được bàn góp đôi điều về vai trò của những lưu dân người Việt trong công cuộc khai phá vùng đất này vào các thế kỉ XVII ? XVIII, nhằm trân trọng và tôn vinh những thành quả lao động mà cha ông ta đã phải đổ bao mồ hôi, xương máu để có được một Tây Nam Bộ phát triển như ngày nay.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên