Thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) được sử dụng ngày càng phổ biến nhưng được hiểu và sử dụng với các nội hàm khác nhau. Nghiên cứu này được thực hiện để hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuật ngữ KHXH&NV, nhất là trong giáo dục và đào tạo. Phương pháp phân tích định tính 4C (Collect, Cut, Classify and Cook) được sử dụng dựa trên các tài liệu hiện có. Kết quả cho thấy thuật ngữ KHXH&NV được hiểu rất khác nhau, đôi khi chồng chéo và trùng lắp. Việc phân ngành đào tạo theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt so với tiêu chuẩn quốc tế. Theo cách hiểu của UNESCO và quốc tế thì KHXH&NV mang ý nghĩa rộng hơn so với Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT và hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam. Như vậy, khi sử dụng thuật ngữ KHXH&NV cần làm rõ nội hàm và bối cảnh sử dụng. Trong xu thế toàn cầu hóa, hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam cần hướng đến cách sử dụng thuật ngữ này theo thông lệ quốc tế.
Nguyễn Thanh Bình, Lâm Huôn, Thạch Sô Phanh, 2012. ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CÓ SỰ THAM GIA: TRƯỜNG HỢP XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 229-239
Trích dẫn: Nguyễn Thanh Bình, Trần Văn Tỷ và Huỳnh Vương Thu Minh, 2017. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52a: 91-98.
Tạp chí: Engaging with Academia and Research Institutions (ARIs) to Support Family Farmers and Food System Transformation During and Post COVID-19 Pandemic in Asia
Tạp chí: Mapping and Assessing University-based Farmer Extension Services in ASEAN through an Agro-ecological/Organic Lens, Chulalongkorn University, Thailand, 23 Feb 2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên