Participatory vulnerability analysis (PVA) was conducted in different social groups based on economic condition and ecological context in coastal areas of the VietnameseMekongDelta. It showed that salinity intrusion, freshwater scarcity and ebb tide influences were the most important hazards and they seemed to increase in the recent years. To cope with and to adapt to such hazards the governments and local people developed many strategies and measures including dyke buildings, farming technical changes, financial supports for production recovery from disasters, underground water exploitation and income diversifications. However, the current adaptation options showed some limitations; for example, they did not fully consider the differences in terms of ecological, social and economic environment but the PVA results depicted that vulnerability of people highly depended on such the conditions. Therefore, future adaptation strategies should take into account above issues in order to benefit different social groups, especially the most vulnerable ones as the poor, Khmer and people living outside the dyke systems.
Title: Participatory vulnerability analysis: A case study from saline intrusion in the Mekong Delta
TóM TắT
Đánh giá tổn thương có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện trên nhiều nhóm xã hội khác nhau dựa vào điều kiện kinh tế và môi trường sinh thái ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy xâm nhập mặn, khan hiếm nguồn nước ngọt và ảnh hưởng của triều cường là những hiểm họa quan trọng nhất ở khu vực này và chúng có khuynh hướng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Để đối phó và thích ứng với các hiểm họa này, chính quyền và người dân địa phương đã và đang phát triển nhiều chiến lược như xây dựng đê bao, thay đổi biện pháp canh tác, chính sách hỗ trợ khắc phục sản xuất, khai thác nguồn nước ngầm và đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên, những biện pháp này bộc lộ nhiều bất cập bởi vì chưa quan tâm đúng mức đến các yếu tố sinh thái, kinh tế và xã hội nhưng kết quả từ nghiên cứu này cho thấy tính tổn thương lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên. Do vậy, các chiến lược thích ứng trong tương lai cần xem xét đến các vấn đề đã nêu để các nhóm đều được hưởng lợi, đặc biệt những nhóm dễ bị tổn thương nhất như người nghèo, dân tộc Khơ-me và cộng đồng sống ngoài đê bao.
Từ khóa: Đánh giá tổn thương có sự tham gia, ven biển, đồng bằng sông Cửu Long
Trích dẫn: Nguyễn Thanh Bình, Trần Văn Tỷ và Huỳnh Vương Thu Minh, 2017. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52a: 91-98.
Tạp chí: Engaging with Academia and Research Institutions (ARIs) to Support Family Farmers and Food System Transformation During and Post COVID-19 Pandemic in Asia
Tạp chí: Mapping and Assessing University-based Farmer Extension Services in ASEAN through an Agro-ecological/Organic Lens, Chulalongkorn University, Thailand, 23 Feb 2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên