Chuyển đổi nông nghiệp bền vững là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh khan hiếm nguồn nước ngọt và biến đổi khí hậu như hiện nay. Nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang chuyển đổi từ mô hình độc canh lúa 2 vụ sang mô hình lúa-tôm. Thông qua phỏng vấn chuyên gia ngành nông nghiệp, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn trực tiếp 80 hộ có mô hình chuyển đổi tại Kiên Giang và Cà Mau, bài viết này phân tích hiệu quả chuyển đổi dưới góc nhìn sinh thái – xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa-tôm không phải là mô hình mới, nó đã tồn tại trước đây theo kiểu canh tác truyền thống tự nhiên của người dân vùng ven biển với điều kiện 6 tháng ngọt 6 tháng mặn. Đây là mô hình hiệu quả về mặt sinh thái do ít sử dụng phân bón và thuốc sâu hơn so sản xuất lúa, thay vào đó là áp dụng các nguyên lý kinh tế tuần hoàn, vòng dinh dưỡng giữa con tôm và cây lúa. Nó cũng hiệu quả ở góc độ xã hội thông qua tăng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm, giảm mâu thuẫn xã hội, và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bài học rút ra từ nghiên cứu này là cần tôn trọng quy luật tự nhiên, phân tích kỹ giá trị sinh thái và xã hội của mô hình canh tác địa phương, tránh can thiệp thiếu cân nhắc vào tự nhiên.
Nguyễn Thanh Bình, Lâm Huôn, Thạch Sô Phanh, 2012. ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CÓ SỰ THAM GIA: TRƯỜNG HỢP XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 229-239
Trích dẫn: Nguyễn Thanh Bình, Trần Văn Tỷ và Huỳnh Vương Thu Minh, 2017. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52a: 91-98.
Tạp chí: Engaging with Academia and Research Institutions (ARIs) to Support Family Farmers and Food System Transformation During and Post COVID-19 Pandemic in Asia
Tạp chí: Mapping and Assessing University-based Farmer Extension Services in ASEAN through an Agro-ecological/Organic Lens, Chulalongkorn University, Thailand, 23 Feb 2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên