Nghiên cứu này tiến hành đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của một số cao chiết từ cây thuốc ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long thông qua việc bảo vệ tế bào tụy tạng MIN6 khi các tế bào này bị gây stress oxi hóa bởi hydrogen peroxide. Tế bào MIN6 đã được xử lý trước trong 24 giờ với nhiều nồng độ của các cao chiết khác nhau và vitamin E (chất đối chứng dương), sau đó H2O2 0,4 mM (nồng độ đã được khảo sát tối ưu) được thêm vào trong tất cả các mẫu (ngoại trừ control) trong 2 giờ. Khả năng sống sót của tế bào được thực hiện bằng phương pháp xác định mật số tế bào sống sử dụng bộ Kit CCK-8, đo ở bước sóng 450nm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các cao chiết tổng của cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L. - Eup), diệp hạ châu thân xanh (Phyllanthus amarus L. - Phy), mắc cỡ (Mimosa pudica L. - Mim), ổi (Psidium guajava L. - Psi), và sầu đâu (Azadirachta indica A. Juss - Aza) đều có khả năng kháng oxi hóa ở mức độ tế bào. Trong đó cao chiết từ Eup và Psi cho hoạt tính mạnh hơn các cao chiết còn lại. Các nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học của các loài thảo dược này đang được tiến hành.
Bach, L.T., Dung, L.T., Tuan, N.T. and Hue, B.T.B., 2020. A new natural jasmonoid glucoside isolated from Euphorbia hirta L. extract. Can Tho University Journal of Science. 12(2): 40-44.
Lê Thị Bạch, Lê Thanh Phước, 2011. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THU CÁC ION CU2+ VÀ PB2+ CỦA THAN BÙN U MINH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19b: 48-55
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên