Nghiên cứu tách chiết protein thủy phân từ gelatin da cá rô phi được thực hiện nhằm xác định chế độ thủy phân gelatin bằng enzyme Thermoase GL30 để thu được protein thủy phân có chất lượng tốt. Bột gelatin được thủy phân bằng enzyme Thermoase GL30 nồng độ 0,3% ở 60°C trong 1 giờ, protein thủy phân thu được có độ nhớt, hiệu suất thu hồi và độ sáng lần lượt là 16,8 mPa.s; 96,4% và L*= 93,1. Protein thủy phân từ gelatin da cá rô phi có hàm lượng amino acid kỵ nước là 596 đơn vị/1.000 đơn vị tương ứng với hoạt tính chống oxy hóa (DPPH) 73,2%. Bên cạnh đó, phổ FTIR cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa số bước sóng trong vùng amide I và vùng amide III đặc biệt là sự ổn định của cấu trúc xoắn bậc ba. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể tận dụng da cá rô phi để sản xuất protein thủy phân chất lượng cao.
Nguyễn Thị Như Hạ, Đỗ Thị Thanh Hương, 2015. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) ĐẾN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HIỆU SUẤT THU HỒI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 15-23
Nguyễn Thị Như Hạ, Chris Michiels, Nurlinawati, 2014. ĐáNH GIá Sự SINH TRƯởNG Ở NHIệT Độ THấP CủA SERRATIA PLYMUTHICA RVH1 Và DòNG ĐộT BIếN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 282-291
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên