Biofloc technology, larval nursing of white leg shrimp, probiotic supplement.
ABSTRACT
The study was conducted to determine the appropriate probiotic content in white leg shrimp larvae applied biofloc technology on the growth, survival and productivity of postlarvae. The experiment consisted of 4 treatments, a control treatment without a probiotic supplement, and the remaining 3 treatments were added with probiotics with a content of 1, 2 and 3 g/m3/day. Sugar is used as an additional carbon source to create biofloc and to maintain C/N ratio of 15. The rearing tank has a volume of 500 liters, a density of 150 ind/L and a salinity of 30‰. After 20 days of rearing, the environmental factors in the treatments were in the suitable range for shrimp larvae to survive and develop. The mean length of shrimp postlarvae (PL-12) in the different treatments was not statistically significant (p> 0.05), ranging from 10.99 to 11.54 mm. The survival rate of PL-12 varied from 50.9 to 57.3% and yield from 76,407 to 85,977 ind/m3, in which the treatment of probiotic adding of 1 g/m3 was higher but the difference was not significant (p>0.05) compared to the remaining treatments, when PL-12 was shocked with 100 ppm formol and reduced 50% salinity, PL-12 of all treatments had a survival rate of 100%. Results showed that probiotic adding in rearing of white leg shrimp did not affect the growth and survival of postlarvae.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hàm lượng probiotic bổ sung thích hợp trong ương ấu trùng tôm chân trắng theo công nghệ biofloc lên tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của hậu ấu trùng tôm. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, nghiệm thức đối chứng không bổ sung probiotic, và 3 nghiệm thức còn lại được bổ sung probiotic với hàm lượng 1, 2 và 3 g/m3/ngày. Đường cát được sử dụng làm nguồn carbon bổ sung để tạo biofloc và duy trì tỷ lệ C/N = 15. Bể ương có thể tích 500 lít, mật độ 150 con/L và độ mặn 30‰. Sau 20 ngày ương, các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm phát triển. Chiều dài trung bình của hậu ấu trùng tôm (PL-12) ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), dao động từ 10,99 đến 11,54 mm. Tỷ lệ sống của PL-12 trung bình đạt từ 50,9 đến 57,3% và năng suất từ 76.407 đến 85.977 con/m3, trong đó nghiệm thức bổ sung probiotic 1 g/m3 cao hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại, khi gây sốc tôm PL-12 bằng formol 100 ppm và giảm 50% độ mặn thì tất cả các nghiệm thức đều có tỷ lệ tôm sống đạt 100%. Kết quả cho thấy bổ sung probiotic trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm.
Trích dẫn: Nguyễn Văn Hòa, Trần Ngọc Hải, Takeshi Terahara và Châu Tài Tảo, 2020. Ảnh hưởng của bổ sung probiotic trong ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) theo công nghệ biofloc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4B): 146-153.
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận, Trần Hữu Lễ, Huỳnh Thanh Tới, 2010. Sự TíCH Tụ N, P TRONG AO NUÔI CUA - Cá KèO KếT HợP Ở MùA MƯA THEO CáC MÔ HìNH KHáC NHAU TRÊN RUộNG MUốI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 111-121
Nguyễn Văn Hòa, Đặng Kim Thanh, 2014. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TẢO Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG BIOFLOC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 113-122
Nguyễn Văn Hòa, Phạm Nguyễn Huyền Trinh, 2016. Ảnh hưởng của thời gian gây sốc oxy, nhiệt độ và độ mặn đến sinh sản của artemia (Artemia franciscana). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 118-126
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đinh Kim Diệu, 2014. ĐáNH GIá Sự PHáT TRIểN Và GIá TRị DINH DƯỡNG CủA BIO-FLOC Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU TRONG ĐIềU KIệN THí NGHIệM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 150-158
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận, Trần Hữu Lễ, Huỳnh Thanh Tới, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍCH TỤ DINH DƯỠNG (N, P) TRONG MÙA MƯA LÊN KẾT QUẢ SẢN XUẤT ARTEMIA MÙA KHÔ TRÊN RUỘNG MUỐI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 208-220
Nguyễn Văn Hòa, Phạm Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trương Chí Linh, Đặng Kim Thanh, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIOFLOC TRONG AO BÓN PHÂN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 53-63
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đinh Kim Diệu, 2014. Sử DụNG BIO-FLOC HìNH THàNH Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU LàM THứC ĂN CHO ARTEMIA TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 34: 92-98
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên