Vùng ven biển Vĩnh châu (Sóc trăng) và Bạc liêu với diện tích khoảng 3.500 ha và bắt đầu sản xuất muối ăn từ những năm 60, trung bình sản xuất 50.000 đến 100.000 tấn mỗi năm (Hình 1). Sản phẩm muối sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho tiêu thụ nội địa do chất lượng không cao. Sản lượng muối biến động tùy theo điều kiện thời tiết, trong các năm gần đây thời tiết thuận lợi nên sản lượng sản xuất hàng năm đều tăng. Thống kê gần đây cho thấy sản lượng muối làm ra gia tăng trong khi nhu cầu sử dụng không tăng nên dẫn tới việc tồn đọng lượng muối khoảng 20 % hằng năm, cá biệt trong vụ muối 2015 khối lượng muối tồn đọng trong cả nước khoảng 490 ngàn tấn (1) gần một nữa sản lượng muối sản xuất hằng năm cho thấy tình hình tiêu thụ muối trong các năm tới sẽ gặp khó khăn. Muối sản xuất ra không tiêu thụ hết dẫn đến giá bán liên tục giảm thấp gây khó khăn cho đời sống người làm muối, tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và chưa có gì hứa hẹn cho thời gian tới. Hiện tại, giá mỗi ký muối dao động trong khoảng 800-1200 đ nên thu nhập của người làm muối rất bấp bênh và không đáng kể. Với đặc điểm là khu sản xuất muối truyền thống nên hệ thống thủy lợi cho khu vực này thường không đáp ứng cho nuôi trồng thủy sản vốn đòi hỏi nguồn nước dồi dào, chất lượng đảm bảo. Do vậy, mùa khô ở khu vực này thường kéo dài khoảng sáu tháng chỉ thích hợp cho nghề sản xuất muối. Với tình hình sản xuất muối và đầu ra cho sản phẩm hiện nay gặp khó khăn nên các hộ chỉ cố gắng duy trì nghề muối trong khi số khác thì bỏ canh tác muối để chuyển sang nghề khác. Việc quy hoạch và tìm hướng phát triển lâu dài cho nghề muối đang được xã hội quan tâm tháo gở, tuy nhiên vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để người dân tiếp tục sống được với nghề muối và gia tăng thu nhập. Các giải pháp được đưa ra như: sản xuất muối lót bạt để tăng chất lượng muối và giá bán để tăng thu nhập, việc cải tạo khu chứa nước làm muối sang nuôi tôm cũng đang được quan tâm...tuy nhiên, các giải pháp này đều đòi hỏi có chi phí đầu tư lớn, có quy hoạch hệ thống thủy lợi hoàn thiện, được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Cải thiện được chất lượng sản phẩm nhưng đòi hỏi đầu tư lớn và bao tiêu sản phẩm làm ra hàng năm là các yêu cầu khó thực hiện đối với nghề muối trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận, Trần Hữu Lễ, Huỳnh Thanh Tới, 2010. Sự TíCH Tụ N, P TRONG AO NUÔI CUA - Cá KèO KếT HợP Ở MùA MƯA THEO CáC MÔ HìNH KHáC NHAU TRÊN RUộNG MUốI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 111-121
Nguyễn Văn Hòa, Đặng Kim Thanh, 2014. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TẢO Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG BIOFLOC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 113-122
Nguyễn Văn Hòa, Phạm Nguyễn Huyền Trinh, 2016. Ảnh hưởng của thời gian gây sốc oxy, nhiệt độ và độ mặn đến sinh sản của artemia (Artemia franciscana). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 118-126
Trích dẫn: Nguyễn Văn Hòa, Trần Ngọc Hải, Takeshi Terahara và Châu Tài Tảo, 2020. Ảnh hưởng của bổ sung probiotic trong ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) theo công nghệ biofloc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(4B): 146-153.
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đinh Kim Diệu, 2014. ĐáNH GIá Sự PHáT TRIểN Và GIá TRị DINH DƯỡNG CủA BIO-FLOC Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU TRONG ĐIềU KIệN THí NGHIệM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 150-158
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận, Trần Hữu Lễ, Huỳnh Thanh Tới, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍCH TỤ DINH DƯỠNG (N, P) TRONG MÙA MƯA LÊN KẾT QUẢ SẢN XUẤT ARTEMIA MÙA KHÔ TRÊN RUỘNG MUỐI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 208-220
Nguyễn Văn Hòa, Phạm Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trương Chí Linh, Đặng Kim Thanh, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIOFLOC TRONG AO BÓN PHÂN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 53-63
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đinh Kim Diệu, 2014. Sử DụNG BIO-FLOC HìNH THàNH Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU LàM THứC ĂN CHO ARTEMIA TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 34: 92-98
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên