Các giống bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long được khảo sát trình tự ADN mã vạch với 3 vùng trình tự ITS, ycf1b, psbK-psbI kết hợp với phân tích đa dạng di truyền bằng dấu phân tử ISSR. Kết quả khảo sát các vùng trình tự cho thấy các giống bưởi trong nghiên cứu tương đối đồng nhất với nhau về mặt di truyền qua phân tích các vùng trình tự ITS, ycf1b, psbK-I. Kết quả PCR với mồi ISSRK2 và ISSR22 đã khuếch đại được 19 băng ADN trong đó có 11 băng đa hình chiếm 57,89% và 8 băng đơn hình chiếm 42,11%. Dấu phân tửISSRK2 phân biệt được bưởi da xanh với bưởi năm roi và bưởi ruby. Bưởi đường trắng và bưởi thanh kiều có hệsố tương đồng đến 95%. Như vậy dựa trên hai dấu phân tử ISSRK2 và ISSR22 đã cho thấy sự đa hình trong trình tự các giống bưởi nghiên cứu. Điều này cho thấy tiềm năng của dấu phân tử ISSR trong phân tích đa dạng di truyền các giống bưởi, phục vụ cho công tác chọn giống.
Trích dẫn: Đỗ Tấn Khang, Trần Thị Thanh Khương, Nguyễn Phạm Anh Thi và Trần Thị Mỹ Duyên, 2019. Tiềm năng mở rộng ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(1): 1-13.
Khang, D.T., Vu, L.A. and Dung, T.N., 2016. Effects of extraction methods and storage conditions on histamine content in frozen tuna (Thunnus albacares). Can Tho University Journal of Science. Vol 4: 63-70.
Trích dẫn: Đỗ Tấn Khang, Hồ Duy Hạnh, Lê Xuân Thái, Trần Văn Bé Năm, Nguyễn Thị Pha và Trần Nhân Dũng, 2016. Đánh giá tính chống chịu phèn nhôm của một số giống lúa MTL (Oryza sativa L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44b: 86-95.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên