Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng khoáng Chang, Richard, Czapek trong môi trường nhân giống cấp 1, dinh dưỡng bổ sung là cám gạo, bã đậu nành, bột bắp trong môi trường nhân giống cấp 2 và cơ chất là trấu, rơm rạ, bông vải đến sự phát triển và hoạt tính phân hủy cellulose của nấm rơm(Volvariellavolvacea). Kết quả cho thấy tơ nấm phát triển nhanh và đồng đều trên môi trường nhân giống có bổ sung dịch khoáng từ môi trường dinh dưỡng Chang, cung cấp dinh dưỡng cần thiết để nấm rơm phân giải cellulose. Nấm rơm có thể phân giải tốt hàm lượng cellulose trong bông vải và rơm rạ. Ngoài ra, bổ sung 2% bã đậu nành vào giai phối trộn nguyên liệu điều chỉnh gía trị C/N, qua đó giúp tơ nấm phát triển nhanh hơn, rút ngắn thời gian tạo quả thể. Đề tài đã cho thấy ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng đến từng giai đoạn phát triển của tơ nấm trong quy trình nhân giống nấm rơm.
Trích dẫn: Đỗ Tấn Khang, Trần Thị Thanh Khương, Nguyễn Phạm Anh Thi và Trần Thị Mỹ Duyên, 2019. Tiềm năng mở rộng ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(1): 1-13.
Khang, D.T., Vu, L.A. and Dung, T.N., 2016. Effects of extraction methods and storage conditions on histamine content in frozen tuna (Thunnus albacares). Can Tho University Journal of Science. Vol 4: 63-70.
Trích dẫn: Đỗ Tấn Khang, Hồ Duy Hạnh, Lê Xuân Thái, Trần Văn Bé Năm, Nguyễn Thị Pha và Trần Nhân Dũng, 2016. Đánh giá tính chống chịu phèn nhôm của một số giống lúa MTL (Oryza sativa L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44b: 86-95.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên